Trước nay, nhiều giả thuyết cho rằng nhiệt độ và nồng độ CO2 trong không khí tăng cao thúc đẩy cây xanh sinh trưởng, giúp chúng lọc thêm nhiều khí nhà kính. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy kịch bản khác.
Theo AFP, những thảm xanh trên Trái đất giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng CO2 trong khí quyển. Tình hình môi trường hiện nay đặt thêm sức ép cho cây xanh phải giải quyết lượng CO2 quá lớn sinh ra từ quá trình sản xuất.
Trong công trình vừa đăng tải trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học từ Đại học Leeds (Anh) và Đại học New York (Mỹ) cảnh báo khi môi trường giàu CO2, cây có xu hướng phát triển nhanh hơn nhưng cũng chết nhanh hơn.
Điều này đồng nghĩa vai trò lọc khí của cây xanh chỉ còn hữu dụng trong thời gian ngắn hơn.
Nhóm nghiên cứu khảo sát trên 200.000 vòng đời từ 110 loại cây khác nhau trên khắp thế giới để tìm ra mối liên hệ giữa tốc độ sinh trưởng và tuổi thọ cây.
Kết quả, tiến sĩ Steve Voelker – Đại học New York (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu – cho biết phần lớn cây trong khảo sát qua đời sớm hơn khi nồng độ CO2 ở nơi sống quá cao.
“Cũng giống như câu chuyện giữa rùa và thỏ. Càng nhanh, chúng càng dễ bị tổn thương. Ngược lại, phát triển chậm hơn có thể cho chúng sự bền vững hơn”, Voelker nói.
Tiến sĩ Roel Brienen – từ Đại học Leeds (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết trước đây một vài khảo sát cũng chỉ ra cây xanh khi bị thúc ép phát triển nhanh sẽ chết nhanh, nhưng thường chỉ xảy ra ở một số loài.
Brienen khẳng định nghiên cứu lần này được thực hiện trên cấp độ toàn cầu. Gần như 110 loài thực vật trong khảo sát đều có xu hướng chết sớm hơn trong môi trường nồng độ CO2 cao hơn.
Nhóm nghiên cứu lý giải một trong nhiều nguyên nhân: cây phát triển quá nhanh nhưng không tương đồng với tuổi thọ, đồng nghĩa chiều cao của cây sẽ sớm đạt ngưỡng giới hạn trong khi bề ngang theo không kịp. Trước nay, các vòng gỗ của cây thường biểu hiện cho tuổi cây: vòng gỗ càng nhiều, bề ngang cây càng lớn nghĩa là cây càng lớn tuổi.
Sự không cân bằng này làm cây dễ bị tổn thương trước các tác động bên ngoài. Chẳng hạn cây dễ ngã đổ khi gặp mưa bão lớn.
Ngoài ra, nhóm cũng nhận thấy nhiều cây có hiện tượng không thể phát triển đến kích thước tối đa về chiều cao thì đã qua đời. Điều này có thể kéo theo nhiều hậu quả như mất đi một hàng rào bảo vệ trước các thiên tai như hạn hán, lũ lụt,…
Giáo sư David Lee – từ Đại học Đô thị Manchester (Anh), người không tham gia nghiên cứu – cho biết trong thời gian tới lượng CO2 trong không khí sẽ còn ở mức cao.
Cách duy nhất để có thể thay đổi tình hình là trồng thêm nhiều cây rừng và giảm lượng khí thải từ hoạt động sản xuất.
Chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi
- Địa chỉ: 8/7f đường Xuân Thới Sơn 19, Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, TP.HCM
- Điện thoại : (+84) 097 708 00 00
- Email: thanhtaiche@gmail.com
- Bản đồ: Google maps
- Web: tanthanhminh.com
#thumuaphelieu #thumuaphelieusoluonglon #thumuaphelieudongnhomsat #thumuaphelieudong #thumuaphelieunhom #thumuaphelieusat #thumuaphelieuthep #thumuaphelieuinox #thumuaphelieunhua #thumuaphelieucongtrinhxaydung #thumuaphelieugiacao